THƯ MỤC SÁCH CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC

Dân tộc Việt Nam ta luôn coi trọng văn chương, đó là điều cần thiết để giao tiếp, để thể hiện mình. Từ thuở còn nằm nôi, em bé được truyền ru, được cảm thụ văn chương qua lời ru tiếng hát  âu yếm, dịu dàng. Khi lớn lên đến trường được học bài học đầu tiên thường là “Học ăn, học nói” có văn chương, có văn hóa. Trải qua hàng nghìn năm văn hiến, chúng ta được gặp nhiều  Thầy, Cô giáo, mặc dù trong giai đoạn lịch sử nào, họ đều có bản lĩnh, biết văn chương, hiểu đạo lý sẵn sàng truyền dạy cho thế hệ đàn em nên người hữu dụng. Như vậy dạy và học văn chương rất là cần thiết.

      Chúng ta ai cũng muốn có văn hay, chữ tốt, viết ra được nhiều người đọc, nhiều người hiểu; Ăn nói lưu loát  lôi cuốn được nhiều người nghe. Như vậy chúng ta cần học, cần luyện thường xuyên, không ngừng trau dồi qua sách vở, đồng thời học tập rút kinh nghiệm ở những người xung quanh. Điều kiện tốt nhất là cần đến trường được Thầy, Cô giảng dạy nhiều hơn, nhất là được học môn Ngữ văn; Đến thư viện được đọc nhiều sách, nghiên cứu nhiều tài liệu quý, nhất là sách văn học. Được vậy chắc chắn chúng ta sẽ là người có văn chương, văn hóa tốt.
      Thư viện Trường THCS Nhơn Hưng biên soạn Thư mục chuyên đề “ Giới thiệu sách môn Ngữ văn THCS”. Qua đây giúp bạn dễ dàng tìm đọc để có thêm một số tài liệu tham khảo bổ sung thêm kiến thức, đồng thời giúp các em học tốt môn Ngữ văn hơn.


1. Nguyễn Đình Thi - Những tác phẩm chọn lọc/ Bích Thủy - tuyển chọn.- H.: Văn học, 2009.- 190tr.; 16cm.- (Tác phẩm văn học trong nhà trường)
     Chỉ số phân loại: 895.9228 NG527ĐT 2009
     Số ĐKCB: TK.04893, TK.04894, TK.04895,

2. NGUYÊN HỒNG
    Những ngày thơ ấu/ Nguyên Hồng.- H.: Văn Học, 2008.- 139tr.; 16cm..
     Chỉ số phân loại: 895.922334 NH556NT 2008
     Số ĐKCB: TK.04868,

3. HÀ MINH ĐỨC
    Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh/ Hà Minh Đức.- Tái bản lần thứ 4.- H.: Khoa học xã hội, 2010.- 258tr.; 21cm.- (Bộ sách Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh)
     Thư mục: tr. 249-252
     Tóm tắt: Giới thiệu một số tác phẩm văn tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là văn chính luận, truyện, ký của Người ở hai thời kì trước và sau cách mạng. Nghệ thuật viết truyện kí và một số vấn đề lí luận đặt ra từ những tác phẩm văn của Hồ Chí Minh.
     Chỉ số phân loại: 895.922832 T101PV 2010
     Số ĐKCB: TK.04761,

4. LÊ HUY BẮC
    O Hen-ri và chiếc lá cuối cùng/ Lê Huy Bắc.- Tái bản lần thứ 1.- H.: Giáo dục, 2007.- 204tr.; 20cm.- (Tủ sách Văn học nhà trường. Tác giả - tác phẩm)
     Thư mục: tr. 200-201
     Tóm tắt: Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Mỹ O Hen-ri. Toàn văn tác phẩm Chiếc lá cuối cùng" và một số truyện ngắn tiêu biểu của ông.
     Chỉ số phân loại: 813 O-400HV 2007
     Số ĐKCB: TK.04413,

5. Tác giả trong nhà trường Anh Đức/ Phạm Văn Sỹ, Nguyễn Trung Thu, Phan Cự Đệ....- H.: Văn học, 2007.- 199tr.; 19cm.- (Bộ sách phê bình và bình luận văn học)
     Chỉ số phân loại: 895.92208 T101GT 2007
     Số ĐKCB: TK.04342, TK.04343, TK.04344,

6. TRƯỜNG LƯU
    Tiếp nối trang văn: Tiểu luận - bình luận/ Trường Lưu.- Hà Nội: Văn Học, 2009.- 286tr.; 21cm.
     Tóm tắt: Gồm một số bài tiểu luận, phê bình văn học đã được đăng trên báo văn nghệ và các tạp chí về lí luận văn học trong mối quan hệ với sáng tác văn học, yếu tố truyền thống và hiện đại trong văn học, cũng như nghiên cứu phê bình một số tác phẩm văn học của các nhà văn hiện đại Việt Nam.
     Chỉ số phân loại: 895.9224 T307NT 2009
     Số ĐKCB: TK.04098, TK.04180, TK.04605,

7. Văn mới 2006-2007: Tuyển chọn truyện ngắn mới nhất của những tác giả đang được mến mộ/ Phạm Duy Nghĩa, Phạm Hoàng Hải, Phan Thị Vàng Anh... ; Hồ Anh Thái tuyển chọn.- H.: Thanh niên ; Công ty Văn hoá Đông A, 2007.- 427tr.; 21cm.
     Chỉ số phân loại: 895.9223408 V115M2 2007
     Số ĐKCB: TK.04091,

8. LÊ HUY BẮC
    Tác phẩm Ernest Hemingway truyện ngắn và tiểu thuyết/ Giới thiệu và tuyển dịch: Lê Huy Bắc, Đào Thu Hằng.- Tái bản lần thứ 1.- H.: Giáo dục, 2003.- 543tr.; 21cm.
     Chỉ số phân loại: XXX T101PE 2003
     Số ĐKCB: TK.03981, TK.03982, TK.03983,

9. NGUYỄN ĐỨC THUẬN
    Bất khuất: Tác phẩm chọn lọc/ Nguyễn Đức Thuận.- H.: Văn học, 2007.- 261tr.; 21cm.
     Chỉ số phân loại: 895.9223 B124K 2007
     Số ĐKCB: TK.03970, TK.03971, TK.04644,

10. ĐOÀN TỬ HUYẾN
    108 tác phẩm văn học thế kỷ XX - XXI/ B.s.: Đoàn Tử Huyến (ch.b.), Đan Phượng.- H.: Lao động, 2007.- 114tr.; 21cm.- (Tủ sách 108 sự kiện, nhân vật... thế kỷ XX - XXI)
     Tóm tắt: Trình bày những nét chính của tác phẩm về nội dung, nghệ thuật, về tác giả và những vấn đề liên quan đến 108 tác phẩm văn học thế giới thế kỷ XX-XXI.
     Chỉ số phân loại: 808.8 108TP 2007
     Số ĐKCB: TK.03922, TK.04072,

11. HỒ TÔN TRINH
    Tác giả văn học Việt Nam và thế giới/ Hồ Tôn Trinh.- Hà Nội: Từ điển bách khoa, 2006.- 322tr.; 21cm.
     Chỉ số phân loại: 809 T101GV 2006
     Số ĐKCB: TK.03851, TK.03904, TK.04280,

12. TUẤN THÀNH
    Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình/ Tuyển chọn: Tuấn Thành, Anh Vũ.- H.: Văn học, 2017.- 211tr.; 19cm.- (Văn học trung đại Việt Nam)
     ISBN: 9786049543395
     Chỉ số phân loại: 895.92212 H450XH 2017
     Số ĐKCB: TK.03653,

13. Bình giảng 31 tác phẩm văn học ngữ văn 6/ Giới thiệu, tuyển chọn: Nguyễn Quang Ninh ch.b....- Tái bản lần thứ 1.- H.: Giáo dục, 2010.- 99r.; 24cm.
     Chỉ số phân loại: 807 B312G3 2010
     Số ĐKCB: TK.02453, TK.02452, TK.02451,

14. LƯU KHÁNH THƠ
    Thơ mới - tác giả, tác phẩm/ Lưu Khánh Thơ b.s., tuyển chọn.- Hà Nội: Đại học Sư phạm, 2006.- 361tr.; 24cm.
     Tóm tắt: Gồm những bài viết đánh giá chung về các nhà thơ: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận... Phân tích, bình giảng một số bài thơ tiêu biểu của các tác giả đó.
     Chỉ số phân loại: 895.9221009 TH460M- 2006
     Số ĐKCB: TK.01931,

15. Bình giảng 34 tác phẩm văn học ngữ văn 7/ Giới thiệu, tuyển chọn: Nguyễn Quang Ninh ch.b....- Tái bản lần thứ 1.- H.: Giáo dục, 2010.- 119tr.; 24cm.
     Chỉ số phân loại: 807 B312G3 2010
     Số ĐKCB: TK.01647,

16. Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học ngữ văn 7/ Lê Bảo.- Tái bản lần thứ 1.- H.: Giáo dục, 2008.- 107tr.; 24cm.
     Chỉ số phân loại: 807 T310HV 2008
     Số ĐKCB: TK.01663, TK.01662,

Nhận định về tác dụng to lớn của văn chương, Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”. Đây chính là chức năng giáo dục của văn chương. Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Mục đích của văn chương là giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lý, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

Đặc điểm của văn chương là nâng con người vượt lên trên những lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của văn chương, người đọc sẽ sống cùng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với nhân vật. Những giờ phút đến với văn chương, tâm hồn ra thanh thản biết bao! Có thể nói văn chương đã đem đến cho con người niềm vui lớn lao và một đời sống tinh thần phong phú.

Văn chương thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của con người vẻ đẹp ngôn từ, vấn điệu, bằng kết cấu khéo léo của cốt truyện... nhưng trước hết nó làm rung động tâm hồn người đọc bằng hình tượng nhân vật điển hình trong tác phẩm. Những hình tượng điển hình như Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, Huấn Cao, chị Dậu, Chí Phèo... có sức sống muôn đời bởi đó chính là hiện thân đầy đủ nhất, khái quát nhất vui buồn, sướng khổ trong cuộc sống con người.

Văn chương còn dạy cho ta bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Văn chương giúp ta nâng cao kiến thức, mở rộng tâm hồn. Vì vậy, văn chương vừa là người bạn thân thiết vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta trên đường đời. Văn chương như một phép màu kì diệu làm cho những thứ bình thường trong cuộc sống bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường.